Tính đến ngày 24/12 Việt Nam có tổng cộng 1421 ca nhiễm, 35 ca tử vong do đại COVID-19. Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong trên 1 triệu dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới, tương ứng là 15 và 0,4. Kết quả kiểm soát dịch là rất ấn tượng khi so với các nước như Mỹ (56.991 và 1.007), Thụy Sĩ (48.739 và 809), Hà Lan (42.037 và 626), Tây Ban Nha (29.515 và 1.063), và Pháp (38.350 và 949).

Đạt được kết quả như vậy dĩ nhiên phải nhờ đến sự chủ động, tích cực của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền các địa phương. Mức độ khẩn trương và quan trọng đến mức có lúc lực lượng quân đội được huy động để tham gia phòng, chống dịch.

Nhưng cũng phải nhắc đến yếu tố quan trọng không kém là ý thức chấp hành của người dân. Đối với người dân ở nhiều nước việc đeo khẩu trang là một sự bất tiện lớn và mãi một thời gian sau mới có quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Người dân Việt Nam thì đã có thói quen đeo khẩu trang từ trước khi có quy định giãn cách xã hội thì ý thức chấp hành cao, vì họ nhận thức được án phạt không chỉ từ Nhà nước mà Còn từ cả cộng đồng qua mạng xã hội.

Là một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đại dịch COVID-19 hạn chế sự đi lại giữa các nước những lưu lượng hàng hóa xuất-nhập vẫn được duy trì. Chỉ có một thời gian ngắn dịch bùng phát giai đoạn đầu, nhiều nước phong tỏa toàn bộ nên các lĩnh vực sản xuất bị tạm dùng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Mặt hàng điện tử, máy tính cá nhân, thiết bị vi tính là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam lại là một trong những nhóm hàng có lực cầu tăng mạnh trong giai đoạn phong tỏa nên vô tình trở thành lợi thế cho Việt Nam.

Mặc dù lĩnh vực du lịch bị thiệt hại nặng do bị mất lượng khách quốc tế, hệ lụy là các doanh nghiệp hàng không khách sạn, lữ hành, phụ trợ gặp nhiều khó khăn. Nhưng xét ở góc độ tổng thể dòng vốn hay ngoại tệ chảy vào từ xuất khẩu và FDI vẫn “bao sân” được cho du lịch hay kiều hối.

Kết quả chống đại dịch COVID-19 thành Công là chất xúc tác mạnh cho dòng vốn FDI chảy vào và kể từ đầu năm 2019, đã bắt đầu Có sự dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một phần là do Trung Quốc chủ động chuyển sang vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, và một phần là vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Thêm vào đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, UKVFTA, CPTPP và RCEP được ký hay CÓ | hiệu lực là một sức hút không nhỏ đối với các | nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2020, Việt Nam xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD, và đáng mừng là giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng. Thêm vào đó, danh mục mặt hàng xuất khẩu tham gia vào các câu lạc bộ tỷ USD tăng lên theo thời gian: Từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 31 mặt hàng năm 2020.

Trong khi có thể yên tâm với hai động cơ quan trọng là xuất khẩu và FDI, thì triển vọng của năm 2021 vẫn là trái bóng trong chân Chính phủ. Một cách thắng thắn, phải thấy rằng gánh nặng COVID-19 đè phân nhiều lên vai người dân và doanh nghiệp. Chính phủ và các bộ ban ngành có thừa quyết tâm và sự quyết liệt nhưng đến tiền tươi thóc thật thì phần nhiều doanh nghiệp và người dân lại phải tự mình xoay Sở.

Cũng là sử dụng tối đa các chính sách tài khóa, nhiều chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp người dân và doanh nghiệp để duy trì việc làm, mức sống, hoạt động tối thiểu để chờ qua Cơn bĩ cực. Các gói hỗ trợ của nhiều nước lên đến vài phần trăm GDP, như EU là 5%, Thái Lan là 2,5%, | Malaysia là 1.23%. Trong khi đó, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Việt Nam chỉ tương đương 0,7%, mà quy mô GDP của Việt Nam nhỏ và gói hỗ trợ không biết bao giờ được giải ngân xong.

May mắn là sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp Việt Nam là cao, nhờ ở truyền thống chịu thương chịu khó, tích cốc phòng cơ. Nhưng sự xói mòn vào các khoản dự trữ của người dân, doanh nghiệp sẽ hạn chế mạnh khả năng chi tiêu, đầu tư khi kinh tế hồi phục.

Trái bóng trong chân Chính phủ năm 2021 là ở chỗ, nguồn lực đáng lẽ ra đã dùng để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19 thì nên tiếp sức cho doanh nghiệp và người dân khi kinh tế phục hồi, tiếp thêm đà để gia tốc được tăng lên.

Dự báo của nhiều tổ hợp đầu tư hàng đầu thế giới cũng như nhiều viện nghiên cứu chiến lược (think tank) cho biết trong năm 2021, GDP thế giới sẽ tăng trong khoảng 5,2%-6,3%. GDP khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trên 7%, trong đó Trung Quốc có thể đạt 8%-8,2%. Một số dự báo cho rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021, nhưng theo người viết nếu kinh tế thế giới phục hồi lạc quan thì Việt Nam có thể tăng trưởng 7-72%.

Việt Nam đã là một điểm sáng của kinh tế toàn cầu trong năm 2020, và rất nhiều khả năng sẽ tiếp tục tỏa sáng trong 2021. Nhưng không vì vậy mà chủ quan. Có những vấn đề nội tại của Việt Nam mà phải tự mình giải quyết: | hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư công hiệu quả, kiểm soát lạm phát và duy trì lãi suất thấp, và cải thiện năng suất lao động. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi trước các cú sốc thiên tai, biến đổi khí hậu Vì đơn giản là để mất đi, sẽ tốn thời gian, nguồn lực nhằm phục hồi lại, đồng thời sẽ bị mất các chi phí cơ hội khác.

Ts. Võ Trí Thành(https://thoidai.com.vn/)