1. Có thể các bạn chưa biết P/B là gì?

Nếu bạn là nhà kinh doanh thì có lẽ định nghĩa về P/b bạn cũng đã nắm được rõ, tuy nhiên liệu những thông tin đó đã đủ khi nhắc đến chỉ số P/b chưa?

Thực ra P/B là được viết tắt của cụm từ Price to Book Value Ratio, thường được gọi là tỷ số P/b, chỉ số P/b hoặc hệ số P/b. Là phương tiện phân tích cơ bản đánh giá giá cổ phiếu, đây cũng là tỷ số thường được nhà kinh doanh sử dụng để đánh giá được tỷ lệ giữa một cổ phiếu với giá trị được ghi sổ của chính cổ phiếu đó. Tỷ lệ này sẽ được tính toán bằng phương pháp lấy giá đóng cửa lúc này của cố phiếu rồi chia cho giá trị đã được ghi lại trong sổ (tại quý gần đây nhất của cổ phiếu đó). Chính vì vậy mà những chỉ số này cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà kinh doanh vì họ cũng dễ dàng đánh giá được phần nào mức độ tập trung vốn và sự an toàn của các khoản đầu tư dài hạn.  

Tóm lại, hệ số P/b là gì? - Chính là con số nói lên được giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang cao hơn bao nhiêu lần so với tài sản ròng (đã được ghi rõ ràng ở báo cáo tài chính). Hay nói một cách đơn giản thì chỉ số P/b chính là một khoản tiền cần phải thanh toán cho 1 đồng vốn chủ sở hữu.

2. Một số thông tin mới được cập nhật về P/B

2.1. Công thức tính chỉ số P/B

Chỉ số P/B được tính như sau:

P/B = Giá cổ phiếu/ (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)

Hay P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Hay  P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Ví dụ 1: Dựa theo số liệu ghi nhận trên bảng cân đối kế toán thì Công ty A hiện đang có giá trị tài sản là 400 tỷ VND, tổng nợ 180 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 220 tỷ . Hiện tại công ty có 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 55.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 165.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

Vậy, P/b = 165.000/ 55.000 = 3

Ví dụ 2: Dựa theo số liệu được thống kê của hàng Vinamilk (VNM) thì BV của VNM đạt 16.54, và giá P = 211.8. Như vậy chỉ số p/b sẽ bằng =211.8/16.54 = 12.8

2.2. Chỉ số P/b nói lên điều gì?

2.2.1. Đối với trường hợp có chỉ số P/B cao

Nếu bất cứ một doanh nghiệp nào sở hữu chỉ số P/B ở mức tương đối cao thì ắt hẳn thị trường đầu tư cũng đang dành không ít sự kỳ vọng về tiềm năng cũng như triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đó trong tương lai gần. Hay nói một cách dễ hiểu thì các nhà kinh doanh, đầu tư sẽ sẵn sàng tự tin hơn khi chi trả một khoản tiền lớn hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp đang có chỉ số P/b cao. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là khi doanh nghiệp đó có nợ vay, hay nợ phải trả ở mức cao thì nhà đầu tư cũng cần phải cân nhắc thêm.

Bởi khi một doanh nghiệp có khoản nợ lớn, cũng có thể tác động đến Giá trị ghi sổ của doanh nghiệp ở mức thấp và lúc này đương nhiên chỉ P/b cũng sẽ cao. Bởi đây là hai thông số có tỷ lệ nghịch với nhau. Thực chất, việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao thì rủi ro cũng sẽ càng lớn, đôi khi còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp, trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp thấp hơn chi phí sử dụng vốn.

Tóm lại P/B là gì khi ở mức cao? Khi chỉ số P/b cao thì Cổ phiếu đang định giá cao; Công ty sẽ có nhiều triển vọng trong tương lai; rất có thể Công ty sở hữu nhiều tài sản ngầm (động sản, bằng sản chế, nắm cổ phần công ty khác).

2.2.2. Đối với trường hợp có chỉ số P/B thấp

Khi chỉ số P/b ở mức thấp thì rất có nhiều khả năng, có thể là do Giá trị thị trường được các nhà đầu tư đánh giá thực tế thấp hơn đối với Giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Hoặc rất có thể doanh nghiệp đó đang trong giai đoạn hồi phục kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ mới đang được cải thiện, kéo theo đó giá trị sổ sách cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra, khi chỉ số P/B thấp hơn cũng có nghĩa giá cổ phiếu đang được bán ra với con số thấp hơn cả giá trị ghi sổ của doanh nghiệp đó. Đôi khi đây cũng là cơ hội để có nhà kinh doanh ưa mạo hiểm mua vào.

Tóm lại: Khi chỉ số P/b ở mức thấp thì có nghĩa là: Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp; Công ty đang rơi vào giai đoạn khó khăn (tài chính, kinh doanh…); tài sản của doanh nghiệp được ghi ở báo cáo tài chính lớn hơn tài sản thực tế.

2.2.3. Như vậy, Chỉ số P/B cao hay thấp mới là tốt?

Do vậy, nhưng để có thể trả lời được chỉ số P/B “tốt” hay không thì lại tương đối khó, bởi nó có thể tốt với lĩnh vực này nhưng lại có thể không tốt với lĩnh vực khác. Tuy nhiên những công ty có xu hướng tăng trưởng, tình hình kinh doanh tương đối bền vững thì chỉ số P/B cũng sẽ rất cao. Chính vì vậy tôi sẽ gợi ý với các bạn những mẹo để có thể đưa ra được nhận định cổ phiếu xấu hay cổ phiếu tốt.

- Trường hợp đối với các công ty có tình hình kinh doanh bình thường, tốc độ tăng trưởng cũng có năm được năm không, không có sự ổn định mà chỉ số P/b mà cao thì có lẽ các nhà đầu tư nên tránh xa.

- Giống như ở trên tôi cũng nhắc các trường hợp doanh nghiệp có tài sản hay quá nhiều hàng tồn kho hay khoản phải thu thì chắc chắn chỉ số P/b cũng sẽ ảo và có thể chỉ số P/b cũng sẽ tăng lên.

- Cần đề cao yếu tố rủi ro của doanh nghiệp mà có nhiều khoản nợ hay vay phải trả dù chỉ số P/b có cao hay thấp.

Chỉ số p/b cao hay thấp là tốt?

Mặt khác, nếu nhà đầu tư chỉ đang cần để tâm đến con số cụ thể của chỉ số P/b thì các chuyên gia cũng đã đưa ra lời khuyên rằng nhà đầu tư chỉ nên để mắt đến các doanh nghiệp có chỉ số P/B nhỏ hơn 1.5. Mặc dù các bạn không có nhiều điều kiện để có thể mua được những tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng ít nhất các bạn cũng có thể tránh được những tổ chức không có tiềm năng.

Ngoài ra, để là nhà đầu tư thành công thì các bạn cũng cần phải biết rằng những doanh nghiệp mà sở hữu chỉ số  p/b càng cao thì mức độ rủi ro cũng sẽ kéo lên, và đương nhiên những doanh nghiệp có tỷ lệ p/b bình thường thì sẽ an toàn hơn. Vì bản chất của chỉ số P/B cao sẽ gắn liền với doanh nghiệp có kinh tế tăng trưởng, và chỉ số P/B thấp sẽ gắn liền với doanh nghiệp có giá trị.

Kết luận, nếu chỉ số P/B của một doanh nghiệp nào đó nằm trong khoảng 0.7-1.5 thì đó là điều quá bình thường, vì yếu tố quyết định công ty có tiềm năng hay không đó là chất lượng và tốc độ tăng trưởng của công ty đó. Để chắc chắn hơn với những quyết định thì các nhà đầu tư cũng có thể tham khảo thêm những chỉ số p/b của quá khứ.

2.3. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số P/B

Sau khi các bạn đã tìm hiểu xong định nghĩa của “chỉ số P/b là gì?” có lẽ các bạn cũng có thể tự nhận thấy được phần nào ưu điểm của các con số này, tuy nhiên chỉ với những nội dung đó cũng chưa đủ để các bạn hiểu rõ được bản chất thật của chỉ số P/b. Do vậy dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một vài thông tin để các bạn thấy được ưu điểm và mặt còn hạn chế của p/b để các bạn tham khảo.

2.3.1. Ưu điểm của chỉ số P/B

Có thể các bạn cũng đã biết rằng giá trị ghi sổ của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng thường dương, nên chỉ số p/b cũng có thể sử dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ.

Thực tế thì giá trị ghi sổ thường ổn định hơn thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Chính vì vậy mà các nhà đầu tư thấy chỉ số EPS biến động quá lớn, thì sẽ hướng sang chỉ số p/b để đánh giá tình hình cổ phiếu được chính xác và hiệu quả hơn.

2.3.2. Hạn chế của chỉ số P/B

Hiện nay, khi các vấn đề liên quan đến cổ phiếu hay chứng khoán đều chưa chắc đã ổn định và những chỉ số P/B cũng vậy. Trên thực tế những chỉ số này cũng chỉ phản ánh giá trị được tài sản hữu hình của một doanh nghiệp, và không thể hiện hay đánh giá được những tài sản vô hình của doanh nghiệp (nhãn hiệu, thương hiệu,  uy tín, bằng phát minh ,… gọi chung là tài sản trí tuệ khác).

Ngoài ra những chỉ số p/b cũng không thể thay thế được những chỉ số khác để có thể so sánh được các doanh nghiệp trong cùng ngành, bởi cùng ngành cũng chưa chắc đã cùng mô hình, chiến lược kinh doanh hay phân khúc. Và cũng không ai khẳng định được chỉ số p/b không bị làm ảo do tác động của nguyên tắc kế toán (tài sản ngầm, tài sản ảo…).

Hưng Nguyên