EPS là gì?

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là con số mô tả phần lợi nhuận của công ty được phân bổ cho từng cổ phiếu riêng lẻ. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là số liệu được sử dụng phổ biến nhất để mô tả khả năng sinh lời của một công ty.

EPS cũng là con số quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nó được theo dõi chặt chẽ bởi cả nhà đầu tư và nhà phân tích, sử dụng các ước tính trong tương lai về thu nhập trên mỗi cổ phiếu để dự đoán biến động của giá cổ phiếu. Khi con số này tăng qua từng năm , thường kéo theo giá cổ phiếu tăng.

Nói một cách dễ hiểu, đó là số lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu trong công ty “sở hữu”. Nếu tất cả lợi nhuận của công ty được chia cho các cổ đông, thì đây là số tiền bạn sẽ nhận được cho mỗi cổ phiếu bạn sở hữu.

Công thức: Cách tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được tính bằng cách chia tổng thu nhập của công ty cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

Công thức rất đơn giản: EPS = Tổng thu nhập / Cổ phiếu đang lưu hành.

Ví dụ: Cổ phiếu  Vinamilk (VNM) 4 quý gần nhất tổng lãi 10.028 tỷ đồng và số cổ phiếu đang lưu hành là 1,45 tỷ cổ phiếu. Vậy EPS của VNM sẽ là:
EPS (VNM) = 10.028 tỷ đồng/ 1,451 tỷ cổ phiếu = 6.910 (đồng)

Chỉ số EPS có ý nghĩa gì? EPS cơ bản & EPS pha loãng!

Ý nghĩa của EPS:

  • Thể hiện mức lợi nhuận của 1 cổ phiếu.
  • Khi doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 7000 đồng như VNM, tức là EPS = 7000 đồng
  • EPS là phiên bản rút gọn nhất của lợi nhuận sau thuế. Vì Doanh nghiệp lợi nhuận hàng năm có thể rất cao nên khó tính toán mà EPS = Lợi nhuận/ Số cổ phiếu

2 loại EPS

Gồm: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

EPS cơ bảnEPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành

EPS pha loãng là EPS do Doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP, phát hành cho cổ đông chiến lược… Nên bị pha loãng cổ phiếu ra.

EPS pha loãng sẽ có độ chính xác hơn, vì nó phản ảnh sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.

Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E là gì?

Chỉ số EPS là thành phần cấu tạo nên chỉ số P/E; chữ E ở chỉ số P/E tức là viết tắc của EPS. Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0 (P>0), trong khi lợi nhuận doanh nghiệp có thể lãi, có thể lỗ, nên EPS>0, hoặc EPS=<0.

  • Hay Giá = P/E X EPS
  • Khi EPS > 0 thì ta có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E
  • Khi EPS < 0 thì ta không áp dụng để tính P/E, mà có thể xài chỉ số P/B

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Nếu bạn đã từng đọc bài viết Toàn diện về ROE do Ngọ đã viết (tại đây), bạn sẽ thấy ROE >15% bền vững ít nhất 3 năm, có xu hướng gia tăng thì sẽ tốt.

Một mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng, (lưu ý là mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu nhé), tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở 3 sàn VN-INDEX, HNX, UPCOM đều có mệnh giá duy nhất là 10.000 đồng.

Do đó 1 doanh nghiệp được đánh giá làm ăn tốt thì ta có  EPS> 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất cũng nên EPS>1.000 đồng!

Hạn chế của EPS là gì?

  • EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm, do đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác
  • Lợi nhuận dễ biến động, có thể do đột biến, bán tài sản, chủ doanh nghiệp cố tình, hay thuộc ngành có chu kỳ cao. Khi đó EPS sẽ bị bóp méo.
  • Doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP khiến EPS giảm, nhà đầu tư gặp rủi ro
  • Doanh nghiệp xào nấu số liệu, dẫn đến lợi nhuận ảo (Trường hợp TTF giai đoạn 2015-2016) khiến NĐT thua lỗ, bằng cách gia tăng hàng tồn kho và khoản phải thu…

P/S: Tuy nhiên, để đầu tư bạn không chỉ cần hiểu về EPS, thì cần tìm hiểu thêm về định giá cổ phiếu nữa. 

Hưng Nguyên