Đơn vị: 1.000 đồng

Dẫn đầu về lợi nhuận vẫn là Vietcombank mặc dù sụt giảm nhẹ so với năm 2019 là 78 tỷ đồng, lợi nhuận Vietcombank vẫn đạt mức suýt soát tỷ đô 23.045. Ở vị trí thứ 2 là VietinBank với mức lợi nhuận trước thuế đạt 16.450 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2019 và ở vị trí thứ 3 là Techcombank với mức lợi nhuận đạt 15.800 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019. Tiếp theo đó là VPB, MBB, ACB, BID, VIB, HDB, TPB, OCB.

Nguyên nhân lợi nhuận ngân hàng tăng trong năm 2020 là là do các yếu tố sau:

Thứ nhất, biên lợi nhuận tăng lên. Do các ngân hàng giảm lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay không giảm tương ứng, dẫn tới biên lợi nhuận lên.

Thứ hai, Ngay sau khi phát sinh đại dịch Covid-19 NHNN đã ban hành Thông tư 01 cho phép các ngân hàng không chuyển nhóm nợ và giữ nguyên nhóm nợ đồng thời hỗ trợ miễn, giảm lãi suất để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi dịch bệnh điều này cũng góp phần làm lợi nhuận ngân hàng tăng.

Thứ ba, trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ngân hàng đã tăng cường bán chéo sản phẩm trái phiếu, bảo hiểm… Năm nay cũng là năm nở rộ khi các ngân hàng ký kết hợp đồng với các công ty bảo hiểm, giúp các nhà băng thu được khoản phí từ công ty bảo hiểm.

Năm 2021 lợi nhuận của Ngân hàng có duy trì?

Với động thái phát đi từ NHNN, Thông tư 01 sẽ được sửa theo hướng cho phép các ngân hàng thương mại giãn lộ trình trích lập dự phòng tín dụng, điều này giúp các ngân hàng ngân hàng chủ động hơn và có thêm thời gian để cân đối, xử lý các khoản trích lập dự phòng nhằm đảm lợi nhuận của các ngân hàng.

Xét về tương quan giữa lợi nhuận và nợ xấu trên cơ sở kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2020 lợi nhuận bình quân vẫn tăng mạnh trong khi tỉ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát ở mức thấp, đây là cơ sở để các ngân hàng tiếp tục tăng mức lợi nhuận trong năm 2021.

Mặt khác việc đồng loạt các ngân hàng triển khai mạnh ngân hàng số và tăng cường bán chéo sản phẩm trái phiếu, bảo hiểm… sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng.

Từ những yếu tố nêu trên, với những diễn biến khởi sắc ngay từ đầu năm của nền kinh tế như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2021 đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 54,1 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2021 ước tính xuất siêu 1,3 tỷ USD(Nguồn tin: Tổng cục thống kê). Cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh và đẩy nhanh việc mua Vắc xin ngay trong tháng 3, mục tiêu đạt GDP từ 6-6,5% trong năm 2021 là cơ sở để các ngân hàng tăng trưởng tin dụng 12% và đạt lợi nhuận 8-10% trong năm 2021. Do đó trong năm 2021 cổ phiếu ngân hàng vẫn là dòng cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

Những cổ phiếu cần quan tâm năm 2021.

Nhìn từ bẳng tổng hợp trên chúng ta thấy Top 10 cổ phiếu có EPS cao nhất của ngành ngân hàng trong năm 2020 hai cổ phiếu có tỷ lệ thu nhập lãi thuần(NIN) cao nhất là VPB và TCB giá cổ phiếu đã vượt đỉnh ngày 15/01/2021.

TCB

VPB

Với nền tảng cơ bản tốt và có thông tin nội bộ hiện tại TCB và VPB đã vượt đỉnh, các cổ phiếu nằm trong Top 10 còn lại mặc dù trong năm 2020 đã có nhịp tăng mạnh, tuy nhiên với kết quả kinh doanh năm 2020 với EPS >3.000 đồng/CP và P/E <10 dư địa tăng của các cổ phiếu này còn tương đối lớn:

TPB

HDB

MBB

OCB

ACB

VIB

Hưng Nguyên