Chỉ báo phân tích kỹ thuật là gì?

Chỉ báo kĩ thuật (technical indicator) là công cụ tính toán dựa trên dữ liệu giá, khối lượng hay lãi suất mở của một chứng khoán để xác định xu hướng, sức mạnh thị trường hay đưa ra những dự đoán về sự thay đổi giá trong tương lai.

Chỉ báo kĩ thuật được các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật sử dụng. Một số chỉ báo kĩ thuật phổ biến gồm có: chỉ số sức mạnh tương quan (RSI), Stochastic, đường MACD và dải Bollinger,…

Các nhóm chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến

Chỉ báo kĩ thuật được phân thành 2 loại:

  • Chỉ báo xu hướng
  • Chỉ báo dao động

Chỉ báo xu hướng

Chỉ báo xu hướng là chỉ báo kỹ thuật dùng để đánh giá xu hướng hiện tại của thị trường và khả năng tương lai. Một số chỉ báo xu hướng phổ biến nhất hiện nay đó là: đường trung bình động (Moving average), chỉ báo MACD và chỉ báo ADX,…

1. Đường trung bình động (Moving Average)

Đường trung bình động – Moving Average (MA) là đường nối mức giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, đường trung bình động 50 ngày – MA (50) là tập hợp của các mức giá trung bình trong 50 phiên giao dịch.

Cách sử dụng MA để xác định xu hướng:

  • Dựa vào độ dốc của đường MA và sự di chuyển của giá so với MA, bạn có thể xác định xu hướng của thị trường. Ví dụ, nếu đường MA có độ dốc hướng xuống và giá đang được giao dịch dưới đường MA thì xu hướng hiện tại là xu hướng giảm. Ngược lại, nếu đường MA có độ dốc hướng lên và giá hiện tại ở trên đường MA là xu hướng tăng.
  • Khi 2 đường đường trung bình giao nhau: đường trung bình động ngắn hạn (SMA) cắt lên đường trung bình động dài hạn (EMA) thì xu hướng đó là xu hướng tăng. Còn khi đường trung bình động ngắn hạn cắt xuống đường trung bình động dài hạn thì đó là xu hướng giảm.

2. Chỉ báo MACD (Trung bình động hội tụ phân kỳ)

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các mức biến đổi trung bình cho thấy một xu hướng mới, có thể là xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng.

Một biểu đồ MACD được bao gồm 4 thành phần chính: đường MACD, đường tín hiệu Signal, biểu đồ Histogram, đường Zero (trục mốc số 0).

Chỉ báo MACD được coi như một công cụ đơn giản và dễ hiểu để phân tích sự thay đổi của giá cả. Trên biểu đồ giá nó được biểu thị như sau:

  • Đường MACD và đường Signal là 2 đường trung bình động, cho thấy xu hướng phát triển của giá.
  • Biểu đồ Histogram dùng để đo mức độ hội tụ/phân kỳ giữa 2 đường trung bình động, cho thấy tốc độ biến đổi giá tại thời điểm xác định là nhanh hay chậm.
  • Đường Zero là mốc để xác định điểm khởi đầu của xu hướng tăng/giảm.

Điểm giao cắt của đường MACD

  • Tín hiệu tăng giá: MACD cắt đường Zero từ dưới lên hoặc đường MACD cắt đường Signal hướng lên
  • Tín hiệu giảm giá: MACD cắt đường Zero từ trên xuống,  Đường MACD cắt đường Signal hướng xuống

Sử dụng biểu đồ Histogram

  • Tín hiệu tăng: Khi Histogram nằm dưới đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero.
  • Tín hiệu giảm: Khi Histogram nằm trên đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero.

Sử dụng MACD phân kỳ/hội tụ

  • Tín hiệu tăng: Nối 2 đáy của MACD và 2 đáy của biểu đồ giá tạo thành 2 đường hội tụ. Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt Signal hướng lên.
  • Tín hiệu bán: Khi nối 2 đỉnh của MACD và 2 đỉnh của biểu đồ giá tạo thành 2 đường phân kỳ. Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt Signal hướng xuống.

3. Chỉ báo ADX

ADX là một công cụ chỉ báo dao động, như Stochastic hay RSI . Nó biến động với mức độ từ 0 đến 100, ADX giảm xuống dưới 20 thì cảnh báo rằng xu hướng yếu và vượt lên trên 50 thì cảnh báo xu hướng mạnh.

Cần lưu ý rằng, ADX không xác định xu hướng hiện tại là tăng hay giảm. Nó chỉ đo sức mạnh của xu hướng đó. Bởi vì vậy, ADX thường được sử dụng nhằm xác định thị trường đi ngang hoặc đã bắt đầu 1 xu hướng mới.

Cách sử dụng ADX:

  • Chỉ số định hướng trung bình (Average Directional Index) hay còn được gọi tắt là Chỉ báo ADX là một chỉ báo kỹ thuật rất toàn diện, được tính toán dựa trên mức trung bình động của sự dao động giá trong một khoảng thời gian nhất định với mức mặc định là 14 ngày.
    Chỉ báo ADX gồm các thành phần sau:
  • Một đường ADX có giá trị dao động từ 0 đến 100, thường được dùng để đo lường sức khỏe của xu hướng. Thông thường, một xu hướng được coi là mạnh nếu đường ADX nằm trên ngưỡng 25.

Hai đường Chỉ số chuyển động định hướng (Directional Movement Index) gồm (+DI) và (–DI), thường được sử dụng để xác định xu hướng của thị trường. xu hướng tăng được biểu thị khi đường +DI cắt lên hoặc nằm trên đường –DI. Ngược lại, xu hướng giảm được biểu thị khi đường +DI cắt xuống hoặc nằm dưới đường –DI.

Để giao dịch với chỉ báo kỹ thuật ADX, trước tiên bạn sẽ dùng 2 đường +DI và –DI để xác định các tín hiệu mua hoặc bán, sau đó dựa vào chỉ số ADX để xác nhận xem các tín hiệu đó có đáng tin cậy hay không.
Một tín hiệu mua có độ tin cậy cao khi:

  • Đường +DI cắt lên hoặc nằm trên đường –DI
  • ADX vượt lên trên 25

Tương tự, một tín hiệu bán có độ tin cậy cao khi:

  • Đường +DI cắt xuống hoặc nằm dưới đường -DI
  • ADX vượt lên trên 25

ADX là một chỉ báo kĩ thuật toàn diện và được ưa dùng bởi nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp trên thế giới. ADX có thể xác định được cả xu hướng và độ mạnh, yếu của xu hướng; vì thế, bạn có thể sử dụng chỉ báo này độc lập mà không cần kết hợp với các chỉ báo khác. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp ADX với các mô hình nến và giá; điều đó sẽ làm cho độ chính xác của các tín hiệu tăng lên đáng kể.

Chỉ báo dao động

Chỉ báo đao dộng là những chỉ báo báo hiệu sự đảo chiều có thể xảy ra và giá đã sẵn sàng để thay đổi hướng. Về cơ bản, nhóm chỉ báo dao động bao gồm các công cụ chỉ báo nổi bật như: Bollinger Bands, Stochastic, Parabol SAR và Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). Bộ chỉ báo này thường đưa ra tín hiệu khá nhanh.

1. Bollinger Bands

Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và 2 độ lệch chuẩn, đó là:

  • Đường trung bình động (Moving Average): SMA20 (nằm ở chính giữa)
  • Biên trên (Upper Band): Nằm trên đường SMA20, thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên.
  • Biên dưới (Lower Band): Nằm dưới đường SMA20, thường có độ lệch chuẩn là 2.

Bollinger Bands thường được sử dụng như công cụ để do biến động thị trường, từ đó dự báo giá và chu kỳ giá trong tương lai, xác định khả năng tiếp tục hay dừng lại của một xu hướng, các giai đoạn củng cố, sự biến động tăng trưởng đột phá…

2. RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng, sử dụng bộ dao động để xác định tình trạng của tài sản hiện đang ở mức quá mua hay quá bán. Một tài sản đang ở tình trạng quá mua có khả năng sẽ chuyển sang xu hướng giảm giá trong tương lai gần. Ngược lại, khi một tài sản tiền điện tử bị bán quá mức rất có thể sẽ chuyển hướng tăng giá. Chỉ số RSI được tính theo thang điểm từ 1 đến 100, thông thường, trên 70 là dấu hiệu cho thấy tài sản đang ở mức quá mua, dưới 30 là thể hiện tài sản đang ở mức quá bán.

3. Stochastic

Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator (Stoch) là một chỉ báo giao động được phát triển bởi George C. Lane vào cuối những năm 1950. Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator là một chỉ báo động lượng kết hợp giá đóng cửa một loại tài sản với khoảng đỉnh-đáy của nó trong một khung thời gian nhất định. Theo Lane, Stochastic Oscillator “không theo giá cả, không theo khối lượng hay bất cứ thứ gì như thế. Nó phụ thuộc vào tốc độ hoặc động lượng của giá cả. Như một quy luật, động lượng thay đổi hướng trước giá cả.”

  • Như vậy, sự phân kỳ tăng và giảm trong Stochastic Oscillator có thể được sử dụng để nhận biết tín hiệu đảo chiều. Đây là tín hiệu đầu tiên và quan trọng nhất mà Lane xác định.
  • Lane cũng sử dụng bộ dao động này để xác định xu hướng tăng – giảm để dự đoán một sự đảo chiều trong tương lai.
  • Stochastic Oscillator có phạm vi giới hạn, nên chỉ báo này cũng hữu ích để xác định mức quá mua và quá bán.

Có rất nhiều chỉ báo kĩ thuật được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán. Việc nắm rõ cách sử dụng từng loại chỉ báo này sẽ giúp các nhà giao dịch có được các quyết định chính xác hơn.