Giá vàng giao tháng 4/2021 cũng chỉ còn 1.794,65 USD/ounce.

Vàng đi xuống là do áp lực bán tháo bởi các dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động Mỹ và kế hoạch cứu trợ Covid-19 của chính quyền ông Biden.

Bên cạnh đó, USD tiến lên đỉnh 2 tháng và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ lên 1,158%, mức cao nhất trong một năm, cũng khiến kim loại quý trở nên đắt hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Áp lực đối với thị trường vàng lớn hơn khi đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ lên cao nhất trong một năm ở mức 1,158%.

USD và lợi suất trái phiếu tăng dù thâm hụt ngân sách của Mỹ và nợ tích lũy từ đại dịch Covid-19 ngày càng tăng.

USD đã leo lên mức đỉnh trong hai tháng khi dữ liệu cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ được cải thiện, lợi suất trái phiếu tăng và giá dầu đạt mức cao nhất trong một năm.

USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,49% lên 91,550 điểm sáng nay. Tỷ giá euro so với USD tăng 0,04% lên 1,1966. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,06% lên 1,3678.

Vàng được xem là hàng rào chống lại sự tích lũy nợ và dòng tiền được bơm vào thị trường để kích thích kinh tế. Tuy nhiên, trước sự hồi phục của USD, vàng đã mất đi sức hấp dẫn kể từ khi đạt mức cao kỷ lục gần 2.090 USD/ounce vào đầu tháng 8/2020. 

Đối với thị trường vàng trong nước, vàng SJC do Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm giá vàng miếng 150.000 đồng ở chiều mua vào, xuống 56,1 triệu đồng/lượng và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra, còn 56,65 triệu đồng/lượng sáng nay. 

Nhưng vàng trong nước chỉ giảm nhỏ giọt và vàng SJC đang cao hơn thế giới lên đến 6,65 triệu đồng/lượng. 

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng/USD, lên 23.154 đồng/USD. 

Theo: Thùy Vinh